Bà Rịa Vũng Tàu là địa bàn trọng điểm mà Tập đoàn Quantum (Mỹ) mong muốn đầu tư nhiều dự án tỷ USD. Để thúc đẩy phát triển, tỉnh cũng đã tính toán nhu cầu khoảng hơn 112.000 tỷ đồng cho hạ tầng.
Đứng thứ 4 cả nước về hút FDI với tổng vốn đăng ký 33 tỷ USD
Trong giai đoạn 2015 – 2020, Bà Rịa Vũng Tàu từng có hai năm tăng trưởng âm vào năm 2018 (âm 0,61%) và 2020 (âm 4,91%).
Theo Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, GRDP của tỉnh năm 2018 giảm 0,61% so với năm 2017. Chủ yếu là do tác động của ngành khai thác dầu thô và khí đốt.
Đến năm 2020, kinh tế của tỉnh cũng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đây cũng là năm đầu tiên từ khi thành lập, tỉnh ghi nhận mức tăng trưởng âm sâu đến như vậy.
Về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài. Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết. Trong 10 tháng đầu năm, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đứng thứ 19 cả nước. Với 17 dự án FDI cùng tổng số vốn đăng ký 282 triệu USD.
So với thời điểm những năm trước thì đây là con số khá khiêm tốn cả về số dự án và tổng số vốn đăng ký. Như năm 2020 cả tỉnh thu hút 31 dự án với tổng vốn đăng ký 2,71 tỷ USD. Hay năm 2019 thu hút 49 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD.
Mặc dù vậy, lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/10. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đang xếp thứ 4 cả nước với 513 dự án cùng tổng số vốn đăng ký gần 33 tỷ USD.
Định hướng tương lai
Trong thời gian tới đây, vị thế của Bà Rịa Vũng Tàu trong Top địa phương hút FDI nhiều nhất cả nước. Sẽ ngày càng được củng cố hơn nhờ triển vọng từ thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam với Tập đoàn Quantum (Mỹ) hồi cuối tháng 9.
Theo TTXVN, Quantum cam kết đóng góp cho quá trình xây dựng, phát triển Việt Nam. Và tới đây là chuỗi các dự án có tổng giá trị khoảng từ 20 – 30 tỷ USD.
Trong đó, Bà Rịa Vũng Tàu là địa bàn trọng điểm mà tập đoàn mong muốn đầu tư nhiều dự án. Như: Nhà máy điện Long Sơn (trị giá khoảng 5 tỷ USD). Các dự án đầu tư hạ tầng với tầm nhìn dài hạn như cảng Long Sơn. Tuyến đường sắt từ Vũng Tàu kết nối Đồng Nai, Bình Dương, TP HCM…
Những dự án lớn này có thể đưa tổng vốn đầu tư FDI tại Bà Rịa Vũng Tàu vươn lên thứ hai cả nước. Vượt qua Bình Dương và Hà Nội, chỉ xếp sau TP.HCM (hiện đã thu hút gần 49 tỷ USD vốn FDI).
Mục tiêu tăng gấp 3 lần vốn đầu tư công, cần 112.351 tỷ đồng phát triển hạ tầng
Với lợi thế giáp biển và có hệ thống cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải lớn nhất Việt Nam. Những năm qua, hệ thống giao thông của Bà Rịa Vũng Tàu từng bước được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại. Nhiều tuyến đường đi vào hoạt động đã phát huy vai trò là sức bật cho nền kinh tế của địa phương này.
Hiện trạng giao thông tỉnh cơ bản đã hình thành bộ khung với ba tuyến Quốc lộ chính 51, 55 và 56. Đáp ứng giao thông kết nối đối ngoại thuận tiện.
Để tạo nền móng cho sự phát triển mạnh của cụm cảng Cái Mép – Thị Vải và cả khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Chính phủ và các bộ ngành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cùng Đồng Nai đã vào cuộc. Quyết liệt để triển khai đầu tư các dự án gồm cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cầu Phước An, Đường Vành đai 4.
Đây là các dự án nhằm giảm tải cho Quốc lộ 51, kết nối với cao tốc Bến Lức – Long Thành; Dầu Dây – Long Thành về TP.HCM và các địa phương khác. Từ đó phát huy, khai thác hết lợi thế, tiềm năng của cụm cảng Cái Mép – Thị Vải.
Đến nay, ba dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cầu Phước An. đường Vành đai 4 đều được bố trí vốn thực hiện giai đoạn 2021-2025.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, tổng nguồn vốn ngân sách huy động cho đầu tư công của tỉnh là 34.632 tỷ đồng. Theo Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 trên địa bàn tỉnh. Tổng nhu cầu vốn đầu tư công trên toàn Bà Rịa Vũng Tàu trong 5 năm tới khoảng 112.351 tỷ đồng.
Như vậy, mục tiêu đầu tư công của Bà Rịa Vũng Tàu trong 5 năm tới tăng gấp 3 lần so với 5 năm vừa qua. Với kế hoạch đầu tư công này. Bà Rịa Vũng Tàu sẽ vào top những địa phương đầu tư công mạnh nhất.
Đáng chú ý ở lĩnh vực giao thông. Tỉnh sẽ thực hiện 124 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 49.636 tỷ đồng trong 5 năm tới. Các dự án chủ yếu là xây dựng, mở rộng, nâng cấp tổng cộng 1.528 km đường. Tại TP.Vũng Tàu, Bà Rịa, các huyện như Xuyên Mộc, Châu Đức, Phú Mỹ, Đất Đỏ, Côn Đảo,…
Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh dự kiến sẽ hoàn thành 10 dự án trọng điểm. Gồm 6 dự án đầu tư công và 4 dự án kêu gọi đầu tư. Cụ thể 10 dự án trọng điểm sẽ được ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực để triển khai. Bao gồm: Dự án cầu Phước An (nối Bà Rịa Vũng Tàu với huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai); Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu;
Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ; dự án đường 991B; Vườn thú hoang dã Safari; Trung tâm kiểm tra chuyên ngành khu vực Cái Mép – Thị Vải; Khu đô thị Tây Nam; Cải tạo trục đường khu vực Bãi Sau; Dự án công viên 30/4 và Dự án Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Đức.
Đây đều là những dự án quan trọng. Được đánh giá sẽ trở thành mắt xích giúp Bà Rịa Vũng Tàu kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với hệ thống cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải đang được triển khai.
Việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng sẽ là đòn bẩy phát huy các thế mạnh của địa phương. Đặc biệt là cảng biển, công nghiệp và dịch vụ – du lịch.
Bên cạnh đầu tư về hệ thống hạ tầng giao thông. Bà Rịa Vũng Tàu cũng chú trọng vào phát triển hạ tầng công nghiệp.
Tính đến đầu năm 2021, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 16 Khu công nghiệp (KCN). Với tổng diện tích hơn 9.000ha. Và 21 cụm KCN có diện tích hơn 1.500ha.
Các KCN của tỉnh tập trung chủ yếu tại Xuyên Mộc, Châu Đức, Phú Mỹ, Đất Đỏ, Tân Thành,… với tỷ lệ lấp đầy đạt hơn 54%.
Ngoài ra, Bà Rịa Vũng Tàu cũng đang có 6 KCN được đề xuất bổ sung đưa vào định hướng phát triển. Với tổng diện tích hơn 4.796ha. Bao gồm: KCN Phú Mỹ 3 mở rộng (650ha); KCN – Đô thị – Dịch vụ Xuyên Mộc (1.143ha); KCN Đất Đỏ II (mở rộng của KCN Đất Đỏ I, 1.000ha); KCN Đá Bạc, huyện Châu Đức – giai đoạn 2, 3, (500ha); KCN Phước Hòa, thị xã Phú Mỹ (800ha); KCN Cù Bị (500ha).
Mới đây, tỉnh cũng đã chủ trương kiến nghị chấp thuận đầu tư KCN rộng hơn 450 ha tại thị xã Phú Mỹ. Với tổng số vốn khoảng 3.200 tỷ đồng. Song song là chấp thuận dự án đất nền Ario Park View đang dược giới đầu tư đặc biệt quan tâm.
Hotline: 0949 766 228