Ý nghĩa các kí hiệu loại đất trên bản đồ qui hoạch

ý nghĩa kí hiệu các loại đất

Ý nghĩa các kí hiệu loại đất trên bản đồ qui hoạch là vấn đề  được rất nhiều người quan tâm. Đặc biệt là các nhà đầu tư khu vực vùng ven khi xem bản đồ qui hoạch. Cùng Nhà đất Thanh Hải tìm hiểu Ý nghĩa các kí hiệu loại đất này nhé !

Căn cứ theo quy định tại điểm 13 mục III của Phụ lục số 01 Thông tư số: 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014. Quy định về bản đồ địa chính và quy định của Luật đất đai năm 2013. Đất tại Việt Nam được phân thành 3 nhóm đất chính.

  1. Đất nông nghiệp
  2. Đất phi nông nghiệp
  3. Đất chưa được sử dụng

Cụ thể, Ý nghĩa các kí hiệu loại đất trong 3 nhóm như sau:

I. Đất nông nghiệp (ký hiệu NNP)

Đất nông nghiệp là nhóm đất được sử dụng vào mục đích sản xuất và nghiên cứu, phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, làm muối và bảo tồn, phát triển sinh thái rừng.

1. Đất sản xuất nông nghiệp (ký hiệu SNX)

1.1 Đất trồng các loại cây hàng năm (ký hiệu CHN).

Đây là đất được dùng để trồng các loại cây. Có chu kỳ sản xuất (gieo trồng và thu hoạch) không quá 1 năm.

  • Được lưu gốc và thu hoạch hàng năm, thời gian lưu gốc không quá 5 năm.
  • Được canh tác theo chế độ không thường xuyên và theo chu kỳ.

1.2 Đất trồng các loại cây lâu năm (ký hiệu CLN)

Đất được sử dụng để trồng và phát triển các loại cây trồng một lần nhưng cho thu hoạch và sinh trưởng trong nhiều năm như:

  • Cây ăn quả lâu năm.
  • Cây dược liệu lâu năm.
  • Cây công nghiệp lâu năm.
  • Một số loại cây lâu năm khác (cây lấy bóng mát, lấy gỗ, cây tạo cảnh quan,…)

2. Đất lâm nghiệp (ký hiệu LNP)

Theo luật đất đai hiện hành thì đất lâm nghiệp là các khu vực đất có rừng, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn để được công nhận là rừng và đất để phát triển bảo vệ rừng nhưng chưa được công nhận là rừng. Đất lâm nghiệp bao gồm:

  • Đất rừng sản xuất (ký hiệu RSX): được sử dụng vào mục đích cung cấp lâm sản, phát triển du lịch và giải trí, sản xuất kinh doanh kết hợp lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, cung cấp các dịch vụ về môi trường. Loại đất này bao gồm đất rừng trồng, đất rừng tự nhiên và đất được sử dụng để phát triển và bảo vệ rừng sản xuất.
  • Đất rừng phòng hộ (ký hiệu RPH): bao gồm rừng phòng hộ tự nhiên, rừng được trồng để sử dụng và phòng hộ, đất sử dụng vào mục đích phát triển rừng phòng hộ.
  • Đất rừng đặc dụng (ký hiệu RDD): Các loại rừng để phục vụ việc bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái, hệ gen sinh vật rừng, bảo vệ các di tích, danh lam thắng cảnh. Ngoài ra, đất rừng đặc dụng cũng được sử dụng cho các hoạt động du lịch kết hợp bảo tồn thiên nhiên.

3. Đất nuôi trồng thủy sản (ký hiệu NTS)

Theo quy định về các loại đất theo Luật Đất Đai 2013, đây là loại đất được sử dụng vào mục đích phát triển các hoạt động nuôi trồng thủy – hải sản nước ngọt – nước lợ – nước mặn.

4. Đất làm muối (ký hiệu LMU)

Đất làm muối là các khu vực ruộng muối được sử dụng để sản xuất muối, bao gồm sản xuất muối quy mô công nghiệp và sản xuất thủ công.

5. Các loại đất nông nghiệp khác theo quy định (ký hiệu NKH)

Ngoài các loại đất kể trên, pháp luật quy định một số loại đất sau cũng được công nhận thuộc nhóm đất nông nghiệp:

  • Đất xây dựng nhà kính, các loại nhà, công trình phục vụ trồng trọt (bao gồm cả trồng trọt không trực tiếp trên đất).
  • Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, động vật được phép chăn nuôi.
  • Đất chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nghiên cứu, thí nghiệm, học tập.
  • Đất trồng hoa, cây cảnh, ươm giống cây trồng, vật nuôi.

II. Đất phi nông nghiệp

1. Đất ở (ký hiệu OTC)

Đất ở hay còn được gọi là đất thổ cư, được sử dụng để xây nhà, công trình phục vụ mục đích sống và sinh hoạt. Đất ở được phân loại thành đất ở thành thị và ở nông thôn:

1.1 Đất ở đô thị (ODT)

Là đất thuộc các khu dân cư ở khu vực đô thị, được dùng để xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống cư dân. Bao gồm:

  • Đất thuộc khu vực trực thuộc các thị trấn, phường quản lý.
  • Đất nằm trong các khu đô thị mới đã được thị xã/quận/thành phố phê duyệt nhưng vẫn trực thuộc xã tại thời điểm thống kê.
Qui hoạch 1/500 là gì ?
Aio Park Viewcó kí hiệu ODT trên bản đồ qui hoạch Phú Mỹ bà Rịa Vũng Tàu – Dự án 1/500 cuối cùng ở Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2022.

1.2 Đất ở nông thôn (ONT)

Là đất ở khu vực nông thôn, gồm có đất xây dựng công trình để ở, vườn, ao nằm trên cùng một thửa đất với công trình xây dựng.

  • Đây là những khu vực đất thuộc phạm vi các xã quản lý (trừ đất trực thuộc xã nhưng được công nhận là đất đô thị như trên).
  • Đất ở có thể được sử dụng để kết hợp với các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, phải thống kê đầy đủ các mục đích sử dụng đất theo quy định.
  • Ngoài ra, khu vực để ở và để kinh doanh cũng phải được phân tách rõ ràng, không sử dụng lẫn lộn.

2. Đất chuyên dùng (ký hiệu CDG)

Đất chuyên dùng là các khu vực đất được sử dụng vào các mục đích như sau:

  • Đất được sử dụng để xây dựng các công trình làm trụ sở cơ quan (TSC)
  • Là đất xây dựng trụ sở, khu vực làm việc của: tổ chức chính trị, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội.

2.1 Đất phục vụ mục đích quốc phòng (CQP)

Là các khu vực được sử dụng cho các mục đích về quốc phòng, cụ thể:

  • Làm trụ sở làm việc, khu vực đóng quân và các khu vực căn cứ quân sự.
  • Xây dựng công trình phòng thủ, trận địa phục vụ cho mục đích quốc phòng.
  • Làm sân ga, cảng dành riêng cho mục đích quân sự.
  • Xây dựng các công trình phục vụ công nghệ – khoa học, văn hóa, công nghiệp có nhiệm vụ phục vụ cho quốc phòng.
  • Xây dựng các khu vực giáo dục, nơi giam giữ, bệnh viện, của quân đội,… trực thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng.
  • Đất xây dựng các kho tàng quân sự, kho lưu trữ vũ khí,…

Trong một số trường hợp, đất quốc phòng được phép kết hợp sử dụng với các mục đích khác (kinh doanh, sản xuất nông nghiệp,…) nhưng phải được kê khai đầy đủ mục đích sử dụng.

2.2 Đất phục vụ mục đích an ninh (CAN)

Thuộc các khu vực được sử dụng để phục vụ mục đích an ninh đất nước như:

  • Xây dựng các khu vực trụ sở làm việc, nơi đóng quân của các đơn vị làm nhiệm vụ về an ninh.
  • Xây dựng các công trình trận địa, phòng thủ phục vụ an ninh.
  • Xây dựng các công trình văn hóa, thể thao, khoa học – công nghệ, công nghiệp phục vụ an ninh.
  • Đất xây dựng các công trình giao dịch, bệnh viện, nhà an dưỡng, nhà công vụ, cơ sở giam giữ,… do Bộ Công An quản lý.

Tương tự như đối với đất quốc phòng, nếu đất an ninh được sử dụng vào các mục đích khác cũng cần phải được thực hiện kê khai đầy đủ.

2.3 Đất được sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình sự nghiệp (DSN)

Là đất để xây dựng phục vụ phát triển sự nghiệp cả công lập và ngoài công lập. Trong đó bao gồm các lĩnh vực; như: kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục đào tạo, y tế, thể thao, môi trường, ngoại giao,…

  • Đất xây dựng trụ sở, văn phòng đại diện của tổ chức phát triển sự nghiệp.
  • Đất xây dựng các cơ sở văn hóa: xây dựng quảng trường, trung tâm văn hóa, nhà thiếu nhi, bảo tàng, thư viện, cơ sở sáng tác nghệ thuật, trụ sở các đoàn nghệ thuật, rạp phim, nhà hát,..
  • Đất xây dựng các cơ sở phục vụ phát triển dịch vụ xã hội: các cơ sở y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học – công nghệ, ngoại giao
  • Đất phục vụ mục đích kinh doanh và sản xuất phi nông nghiệp:
  • Đất phục vụ mục đích thương mại, dịch vụ.
  • Đất xây dựng cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (bao gồm cả văn phòng, trụ sở, cơ sở, kho bãi, xưởng sản xuất).
  • Đất sử dụng để khai thác khoáng sản (cả khu vực văn phòng, nghỉ ngơi và các công trình gắn liền với hoạt động khai thác.

2.4 Đất được sử dụng vào mục đích công cộng (ký hiệu CCC)

  • Đất để phát triển các công trình giao thông, thủy lợi, bưu chính viễn thông, công trình năng lượng.
  • Đất thuộc khu vực có các di tích lịch sử và văn hóa, danh lam thắng cảnh.
  • Đất được sử dụng và các hoạt động sinh hoạt cộng đồng.
  • Đất được sử dụng để xây dựng khu vui chơi và giải trí.
  • Đất chợ, khu vực xử lý chất thải.
Dự án đất nền Ario Park đươc hưởng lợi từ cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu

3. Đất cơ sở tôn giáo (ký hiệu TON) và đất cơ sở tín ngưỡng (ký hiệu TIN)

Dựa vào các loại đất theo Luật Đất Đai 2013, nhóm đất này bao gồm:

  • Đất cơ sở tôn giáo: bao gồm các khu vực nhà thờ, chùa, thánh đường, tu viện, trường đào tạo tôn giáo, trụ sở của các tổ chức tôn giáo được phép hoạt động.
  • Đất cơ sở tín ngưỡng: đình, miếu, đèn, từ đường, nhà thờ họ,…

4. Đất phục vụ mai táng (ký hiệu NTD)

Bao gồm các khu vực: nghĩa địa, nghĩa trang, nhà hỏa táng, nhà tang lễ,…

5. Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối (ký hiệu SON)

Là các khu vực mặt nước có các hiện tượng thủy văn dạng tuyến, không có ranh giới khép kín.

Các khu vực đất này có thể được sử dụng vào các hoạt động kinh doanh du lịch; nuôi trồng thủy hải sản nhưng cần phải được kê khai mục đích rõ ràng.

6. Đất có mặt nước chuyên dùng (ký hiệu MNC)

Là các khu vực mặt nước nhưng tạo thành ranh giới khép kín như: đầm, ao, hồ. Các khu vực này không được sử dụng vào mục đích thủy điện, thủy lợi hay nuôi trồng thủy hải sản.

Nếu đất mặt nước chuyên dùng được sử dụng vào mục đích khai thác du lịch; nuôi trồng thủy hải sản, sản xuất kinh doanh phải được kê khai đầy đủ theo quy định.

7. Các loại đất phi nông nghiệp khác theo quy định (ký hiệu PNK)

Loại đất này bao gồm các khu vực như sau:

  • Nơi nghỉ ngơi, lán trại phục vụ người lao động trong các cơ sở sản xuất.
  • Các nhà kho phục vụ việc cất trữ nông sản, công cụ dụng cụ, máy móc hóa chất để sản xuất nông nghiệp.
  • Đất xây dựng các công trình không gắn liền với đất ở và không được sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh.

III. Đất chưa được sử dụng (ký hiệu CSD)

Nhóm đất này bao gồm các loại đất chưa xác định rõ ràng về mục đích sử dụng đất. Như: đất đồng bằng, đồi núi, núi đá không có rừng cây,… chưa được sử dụng.

Dự án Ario Park View
Dự án Ario Park View – Tinh hoa giữa lòng phố Cảng 

Ý nghĩa các kí hiệu loại đất được quy định theo Luật Đất Đai 2013 rất rõ ràng và cụ thể.

Để biết thêm thông tin hãy gọi ngay Nhà đất Thanh Hải

Hotline: 0949 766 228