Thủ tục đầu tư dự án BĐS khó khăn. Các dự án BT mà trong đó các doanh nghiệp tham gia chủ yếu đổi đất để đầu tư dự án BĐS bị tạm dừng. Cùng với một loạt dự án BĐS dính đến đất công khiến không ít cán bộ dính vào vòng lao lý. Nên chủ đầu tư trở nên thận trọng hơn. Nhiều chuyên gia nhận định, thị trường BĐS đang bước vào giai đoạn giảm mạnh.
Rất hiếm dự án mới ra thị trường
Tại TPHCM, nếu như những năm trước các doanh nghiệp đầu tư BĐS liên tục đưa ra thị trường các dự án mới. Thì từ đầu năm 2018 đến nay các dự án ra thị trường chỉ đếm trên đầu ngón tay. Novaland những năm trước như năm 2015 có 12 dự án, năm 2016 có 5 dự án, năm 2018 cho đến thời điểm này cũng chỉ đưa ra thị trường dự án Grand Manhattna. Khang Điền là một trong những chủ đầu tư uy tín nhất thị trường BĐS quân 9. Nhưng chỉ tung ra thị trường một sản phẩm là căn hộ Safira. Himlamland từ đầu năm 2018 đến nay không có dự án mới nào. Hưng Thịnh Corp cũng mới đưa ra thị trường một dự án duy nhất là Q7. Với số lượng 4.000 căn hộ và một dự án nhà phố ở Đồng Nai Newcity. Phúc Khang với dự án duy nhất là Diamond Lotus (quận 2)…
So với những năm trước số lượng dự án mới ra thị trường giảm hẳn. Hiện nay doanh nghiệp đang làm thủ tục để xin đầu tư một số dự án, nhưng chưa biết khi nào xong nên chưa thể công bố. Ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land |
Theo báo cáo nghiên cứu thị trường của DKRA. Trong quý III-2018 thị trường TPHCM có 18 dự án được mở bán.
Bao gồm 12 dự án mới và 6 dự án thuộc giai đoạn tiếp theo của năm trước. Cung cấp ra thị trường 7.152 căn hộ, bằng 79% so với quý trước. Tỷ lệ tiêu thụ ước khoảng 83% (5.915 căn hộ). Ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc DKRA, cho biết phân khúc căn hộ bắt đầu đà giảm kể từ quý IV-2017 (13.738 căn hộ), quý I-2018 (10.431 căn hộ), quý II-2018 (9.032 căn hộ), quý III-2018 (7.152 căn hộ).
Thị trường trải qua một quý giảm khá sâu cả về cung và cầu. Nguyên nhân do các chủ đầu tư đang điều chỉnh kế hoạch ra hàng. Cùng với sự quản lý chặt chẽ của cơ quan Nhà nước trong việc cấp phép thủ tục pháp lý. Với diễn biến của thị trường hiện nay, tình hình trầm lắng có thể kéo dài đến hết năm 2018.
Thủ tục “siết” hơn, nguồn cung giảm mạnh
Nguồn cung cho thị trường BĐS ngoài quỹ đất của các doanh nghiệp chuyển nhượng lại, thỏa thuận bồi thường với người dân… Thì quỹ đất có được khi tham gia đầu tư các dự án BT cũng chiếm phần quan trọng. Tuy nhiên hiện nay toàn bộ các dự án BT trên địa bàn TP đang phải dừng lại. Cụ thể dự án BT cầu Thủ Thiêm 4 nối từ đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) sang khu đô thị Sala (quận 2) có tổng mức đầu tư 5.200 tỷ đồng, đến nay cũng đang dậm chân tại chỗ. Nếu dự án này được triển khai, doanh nghiệp đầu tư sẽ được hoán đổi một số khu đất để phát triển dự án.
Phối cảnh dự án căn hộ Safira – Khang Điền
Một số công văn được ban hành ảnh hưởng tới nguồn cung
Liên quan đến đầu tư phát triển đầu tư dự án BĐS trên địa bàn TPHCM. Phó chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến vừa ký Công văn 4636/UBND-ĐT gửi các Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Xây dựng, Kế hoạch-Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên-Môi trường, GTVT, Tư pháp và Hiệp hội BĐS TPHCM, trong việc khai thông cho các dự án phát triển nhà ở trên địa bàn TP; yêu cầu Sở Xây dựng nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của UBND TP tại Công văn số 4122/UBND-ĐT ngày 8-9-2018; khẩn trương hoàn thiện Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trình UBND TP xem xét, để làm cơ sở thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cho các dự án nhà ở trên địa bàn TP.
Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều doanh nghiệp đầu tư- kinh doanh BĐS. Các quy định nói trên sẽ “siết” việc đầu tư dự án nhà ở nhiều hơn. Đặc biệt là các dự án đang triển khai dở dang phải quay lại từ đầu để rà soát xem có phù hợp với chương trình phát triển nhà ở của TP hay không. Do vậy, ngay trong năm 2018 và những năm tiếp theo. Nguồn cung mới về nhà đất trên địa bàn TPHCM sẽ bước vào giai đoạn giảm mạnh.